Cách đọc hoặc viết chức quan này trong tiếng Việt Ngũ_quân_Đô_đốc

Thời Lê Thánh Tông đến trước hoặc giữa thời Mạc, thời này trong một phủ đô đốc có hai vị Tả, Hữu đô đốc cùng điều hành phủ, không có chức chưởng hoặc thự phủ sự. Vì vậy, tên chức cần có tên quân doanh (Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung) và chức Tả, Hữu để phân biệt.

  • Cách viết là: tên đơn vị quân doanh (đông, tây, v.v) + quân + đô đốc phủ + chức (tả, hữu) + đô đốc
    • ví dụ: Đông quân đô đốc phủ Tả đô đốc
    • chữ Hán: 東軍都督府左都督
    • Năm Bính Thân 1536, "...Họ Mạc sai Đông quân đô đốc phủ tả đô đốc Khiêm quận công Mạc Đình Khoa trùng tu Quốc tử giám.... " - Đại Việt sử ký tục biên, quyển XVI[9]
  • Hoặc viết ngắn gọn như Trung quân Tả đô đốc như "... Vương sai Trung quân Tả đô đốc xxx..."
  • Hoặc viết ngắn gọn như khi lệnh vua / chúa dặn dò "các tướng Tiền quân Tả, Hữu đô đốc "

Thời Mạc trở về sau, thêm chức chưởng hoặc thự phủ sự.

  • Cách viết là: tên đơn vị quân doanh (đông, tây, v.v) + quân + đô đốc phủ + chức (tả, hữu) + đô đốc + chưởng phủ sự
    • ví dụ: Đông quân đô đốc phủ Tả đô đốc chưởng phủ sự
    • chữ Hán: 東軍都督府左都督掌府事

Hãy cẩn thận:

  • Nếu viết thiếu tên đơn vị quân doanh (đông, tây, v.v), người đọc sẽ khó mà hình dung vị Tả, Hữu đô đốc ấy thuộc quân doanh (đông, tây, v.v) nào và quan trọng ra sao
    • Năm 1663, "...Mùa xuân, tháng giêng, bấy giờ, vua còn nhỏ tuổi, Vương sai Tả đô đốc Trạc quận công Trịnh Kiêm, Hữu đô đốc Phổ quận công Hoàng Sĩ Khoa, Đô đốc đồng tri Cường quận công Nguyễn Thụ, Đô đốc thiêm sự Giao quận công Trịnh Doanh vào coi quân bốn vệ để thị vệ... "[9]. Cách viết này không cho biết các vị Tả, Hữu đô đốc thuộc phủ nào.